TRANG SINH HOẠT


NÔNG GIA THAM QUAN
GAWLER  RIVER

Tác giả: V.T.
Thể loại: Phóng sự sinh hoạt  

           Nói về dòng sông Gawler, ít nhiều gì cũng gây ấn tượng không mấy vui cho cư dân vùng Virginia..Bởi lẽ, chính dòng sông nầy đã gây nên những trận lụt làm thiệt hại nặng nề về mùa màng cho những người làm nghê Nông thuộc khu vực đồng bằng phía Bắc thành phố Adelaide. Ðiển hình nhất là trận lụt ngày 08/11/2005, làm tổn thất hàng trăm triệu đồng thiệt hại mùa vụ. Trong số nạn nhân bị ảnh hưởng, Nông Gia Việt Nam chiếm đa số…
            Trước tình cảnh nầy, chính phủ tiểu bang Nam Úc đã cho thành lập một ủy ban phục hồi lũ lụt và phát triển vùng Virginia, Hội Nông Gia Việt Nam/ Nam Úc  là một thành viên trong ủy ban đó.Với gần 2 năm cùng nhau làm việc, Ủy ban đã vận động chính quyền các cấp xin tài trợ cho những dự án, tạo được nhiều thành tích  và đưa thị trấn Virginia  với những thay đổi đáng kể: Xây khu sân chơi cho cư dân địa phương, Xây cổng vào Thị trấn Virginia, Thay đổi hệ thống cáp điện thoại, làm đường xá..v..v. Thời gian qua, ủy ban cũng đã tổ chức nhiều chuyến đi tham quan các nơi như: Tham quan cửa sông Murray Bridge, du ngoạn Magnum, tham quan những hảng rượu nho… Và lần nầy, ngày 21/9/2007 ủy ban tổ chức đi tham quan sông Gawler...
 
Đập Para Wirra ngăn chận nước lũ mùa mưa

          Thời tiết hôm nay không mấy lạnh với một ngày cuối Ðông nắng nhẹ nên những tham dự viên có mặt đầy đủ đúng giờ nơi điểm tập trung trong sân Vận Ðộng Virginia. Vài khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng Nông Gia Việt Nam tham dự chuyến tham quan dòng sông Gawler, nhận thấy có: Anh/ chị Kiêm, chị Oanh, chị Hồng, chị Diệu, anh Thiệt.…Xe rời Virginia lúc 9.35 am theo lộ trình đường Angle Vale, ngang qua Thị trấn Gawler đi đến Para Wirra: Ðịa điểm đầu tiên chúng tôi ghé tham quan. Para Wirra là công viên thiên nhiên rộng 1,409  Hectares, được công nhận làm công viên quốc gia vào năm 1962. Sở dỉ chúng tôi ghé tham quan nơi đây vì có sự liên hệ với dòng sông Gawler. Từ ngữ Para Wirra theo tiếng Thổ ngữ có nghĩa là: Dòng sông nhiều bụi rậm..Mặc dù bây giờ là một công viên, nhưng giữa các dảy đồi vẩn còn là những thung lủng nhỏ. Khi mùa mưa đến, những thung lủng nầy chứa đầy nước và chảy theo những con suối nhỏ, đỗ vào sông Gawler, một trong những nguyên do tạo nhiều nước, gây lụt lội cho vùng đồng bằng phía Bắc. Nơi đây, chúng tôi được sự hướng dẫn đi tham quan rất là thân thiện bởi những người làm việc thiện nguyện cho công viên Para Wirra. Chúng tôi đựơc chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 3 người hướng dẫn và giải nghĩa từng loài thảo mộc, Hoa dại…hiện hửu trong công viên nầy.. Một trong những loài hoa rất đặc biệt mà tôi mới thấy lần đầu tiên, đó là Hoa bắt côn trùng sâu bọ ( Venus fly trap )…
            Chúng tôi rời Para Wirra lúc 11.30 am. Ðịa điểm kế đến là tham quan Whispering Wall, người Việt Nam thường gọi danh từ êm đềm và có chút lãng mạng : Bức tường Thì Thầm.! Ðây là một công trình được xếp vào bậc nhất trong lanh vực xây dựng của bê-tông cốt sắt. Bức tường ngăn chận một phần của thung lủng, để tạo nên hồ chứa với dung lượng 4,510 Megalitres, chiếm một diện tích 62 Hectares. Hồ chứa nước nầy mỗi ngày cung cấp 450 Megaliters cho toàn Adelaide.. Ðoàn tham quan của chúng tôi dùng bửa trưa tại đây. Tất cả mọi người bày đặt thức ăn, nước uống trên bàn dài và ngồi hai bên. Nhìn trên bàn, đầy đủ những món ăn của từng sắc dân như: Hy Lạp, Ý, Việt Nam…Có thể nói, đây là một bửa ăn mang tính Ða Văn Hóa..
 
Bà Marry giám đốc chương trình phục hồi Lũ Lụt, Ông Thiệt Đinh TTK / HNGVN/ NU

           Rời Whispering Wall  lúc 1.05 pm . Chúng tôi đi đến điểm tham quan chính của hôm nay: North Para River Flood Control Dam ( NPRFCD ). Công trình nầy nhằm mục đích ngăn chận lũ lụt sau nầy cho vùng đồng bằng phía Bắc Adelaide. Tổng chi phí cho công trình gần 50 triệu dollars, do chính phủ tiểu bang Nam Úc tài trợ. Công dụng của Ðập nầy là ngăn chận nước thượng nguồn của dòng sông Para River, cân bằng lưu lượng nước khi vũ lượng mưa nhiều. Nơi đây, chúng tôi đựơc ông giám đốc công trình hưởng dẫn và giải thích chi tiết.. Công trình chia làm hai phần: Xây Ðập , Tu sửa và nạo vét sông Gawler .Phần xây Ðập tốn kém khoảng 18 triệu dollars, xây một bức tường bêtông cốt sắt( giống như Whispering Wall ) theo dạng hình Thang,  cao 30m, bề mặt rộng 5m, đáy rộng 26.4m, chiều dài của Ðập là 225m. Ước tính khoảng 38,000 m3 bêtông, thời hạn thi công là 180 ngày, hoàn tất trong tháng 12 năm 2007. Tổng công trình do 2 công ty URS Asia Pacific và Bardavcol Pty Ltd đảm trách.
          Trên đường về, chúng tôi ghé qua thị trấn Gawler, tham quan chỗ ngã ba sông, trước khi nhập lại thành một dòng gọi là sông Gawler. Nhìn mực nước trên sông, chúng ta không thể tin rằng con sông nầy từng gây lụt lội cho vùng đồng bằng phía Bắc Thành phố Adelaide.. Sông Gawler.! Nếu so sánh với những dòng sông Quê ở Việt Nam, chỉ có thể gọi là một con Rạch nhỏ với chiếc cầu tre bắc ngang qua sông, dòng nước êm đềm trôi lửng lờ…Nhưng không, sông Gawler gào thét trong tiếng róch rách chảy xiết khi mùa mưa về, gây những lần ngập lụt, tạo ấn tượng cho cư dân vùng Virginia…

             V.T
Một chuyến tham quan         
        21/9/2007